Donnerstag, 7. Juli 2011

trầm cảm

Những dấu hiệu trầm cảm thể hiện ra bên ngòai như thế nào đã được viết rất nhiều, ở bài này tôi không nói đến. Những dấu hiệu triệu chứng trầm cảm và tự tử chỉ là những cái ngọn của một cái cây. Muốn diệt được bệnh trầm cảm thì chúng ta đi lùi lại tìm rõ nguyên nhân gây ra, đó chính là nội dung của bài viết này. Bài viết này sẽ phân tích về nguyên nhân sâu sa gốc rể của bệnh trầm cảm.


Con người ai ai cũng có bản ngã, luôn cho là mình đúng, người khác sai, luôn nghĩ rằng ý của mình có ích hơn, đúng hơn, hay hơn, có hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà coi thường ý kiến, việc làm, lời nói của người khác.


Chính vì vậy mà gây ra sự mâu thuẫn nhau trong gia đình giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, v.v…Cha mẹ thì bắt buộc con cái phải làm theo ý của mình, vợ /chồng thì bắt chồng/vợ nghe và làm theo ý của mình. Chính vì giữa cha mẹ và con cái, vợ và chồng có sự ràng buộc nhau, cho nên khi không thể làm theo ý của nhau đành phải tìm đến 2 giải pháp: Một là tránh xa nhau, đi nơi khác, hai là tự tử.


Khi giải pháp một không thể được thì giải pháp hai sẽ được tiến hành đó là tự tử.


Cách giải quyết vấn đề:
Người bị ép buộc: nên tư duy tích cực rằng:
· Người kia chỉ muốn tốt cho mình.
· Hoặc họ không hiểu mình thì mình chấp làm gì, thời gian trôi qua người kia sẽ hiểu và đổi ý.
· Những chuyện xảy ra đều là nhân quả, trong quá khứ ta cũng ép người khác làm theo ý của mình thì ngày nay ta cũng bị người khác ép lại nghe theo ý của người, đó là nhân quả trả vay, vay trả. Chỉ cần nhẫn nhục im lặng thì sẽ chuyển nhân quả, thời gian sau thì mọi chuyện sẽ thay đổi vô thường, họ sẽ hiểu mình.


Người ép buộc: nên từ bỏ cách sống ép buộc người khác làm theo ý của mình, đó là cách diệt bản ngã. Chuyển sang sống biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.


Đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng là 3 đức hạnh luôn đi với nhau để đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình cho người và cho cả hai.


Nhẫn nhục vì thương yêu cho nên không nói ra bất kỳ lời nói nào trái ý người khác, khi biết người khác muốn gì, làm gì thì tùy thuận theo để người vui, và lấy niềm vui của người làm niềm vui của mình.


Ví dụ 1: cha mẹ biết con cái thích học ngành lịch sử thì hãy thương yêu tùy thuận theo ý con cái để con cái vui, lấy cái vui của con cái làm niềm vui cho chính mình. Nếu cha mẹ ép buộc con cái học ngành mà mình thích như kinh tế tài chánh, bác sĩ mà con cái không thích thì khác gì chính cha mẹ lúc đó đang làm khổ mình, làm khổ con cái, làm khổ cả hai. Con cái bất lực không biết làm sao, chỉ còn tìm cách trốn khỏi nhà đi nơi khác, sống bụi đời, hoặc bỏ ý định đi học, ra ngòai kiếm tiền sống. Nếu không thể trốn đi ra ngòai thì chỉ còn một cách cuối cùng là tự tử.


Ví dụ 2: Người vợ muốn người chồng phải sống, làm việc theo cách của vợ, còn người chồng có cách sống và làm việc khác hợp với đặc tướng, hòan cảnh, sức khỏe của mình hơn cho nên không thể làm theo ý vợ được, hơn nữa chồng thương yêu vợ không muốn cãi cọ, tranh cãi, do vậy mà dẫn đến suy nghĩ ly dị, nhưng ly dị thì sẽ bị mang tiếng cho nên người chồng không còn cách khác là tự mình tìm đến cách cuối cùng là tự tử.


Hiểu rõ cách sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai thì chúng ta hãy dẹp bỏ hết những cái muốn của chính mình, hãy sống tùy thuận theo ý, việc làm hay quyết định của người để mình và mọi người cùng vui. Đó là cách sống mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình và mọi người trong gia đình, mọi nơi trong tập thể và xã hội.


Gốc rễ của bệnh trầm cảm chính là từ gia đình, từ những người xung quanh đã làm tổn thương đến người bị trầm cảm, chỉ cần mọi người dẹp bỏ những ý của mình mà sống vui vẻ tùy thuận theo ý của người bị trầm cảm thì người trầm cảm sẽ không còn thấy bị cô lập, sống hòa nhập trở lại với gia đình bạn bè, tự tin hơn và vui vẻ trở lại.

hoainiem: Danh ngôn " Sức mạnh và lòng can đảm "

hoainiem: Danh ngôn " Sức mạnh và lòng can đảm ": "Test"